Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012

Thực phẩm sơ chế


Khi guồng quay của cuộc sống ngày càng bận rộn hối hả, người nội trợ không có nhiều thời gian nấu ăn cho gia đình thì xu hướng sử dụng thực phẩm sơ chế ngày càng khẳng định nhiều điểm ưu việt.

Thực phẩm sơ chế khác với thực phẩm đông lạnh ở chỗ tươi mới và thực đơn đa dạng.Các món ăn thông dụng đều rất gần gũi với bữa ăn của các gia đình như :  món canh, món xào, món mặn, món điểm tâm nhanh và món cuối tuần,  Ngoài ra có thể thay đổi cách nêm nếm theo khẩu vị của mỗi gia đình.
Ngược lại thực phẩm đông lạnh  được giữ đông dài ngày, đôi khi vài tháng hoặc cả năm, nên không còn tươi, ngon. Món ăn cũng không thông dụng cho bữa ăn gia đình hàng ngày.

Không chỉ là giải pháp cho những gia đình bận rộn không có nhiều thời gian, thực phẩm sơ chế còn là “cứu cánh” cho những người 
phụ nữ vốn không đảm đang trong việc bếp núc nhưng vẫn muốn tự mình nấu những bữa ăn nóng sốt và dinh dưỡng cho gia đình. Thực phẩm sơ chế “đảm đang” nhiều khâu như lựa chọn thực phẩm, sơ chế, ướp, làm sẵn gia vị ăn kèm… giúp cho các bữa ăn luôn đầy đủ, tươi ngon với thời gian vào bếp ngắn nhất .

Bắp cải cuộn thịt

Bún thịt nướng
Chả cá lã vọng

Nguồn: Eva.vn.



Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

Thông tin FAMICHEF


Lợi ích của bữa ăn gia đình


Những buổi tập bóng đá, tập múa hát và vui chơi cứ liên tiếp trùng lặp, chồng chất lên nhau khiến bữa cơm gia đình gần như chỉ còn là hình ảnh của quá khứ. Thức ăn nhanh trở thành thực đơn cho mỗi buổi sáng, các loại bánh trái ăn vặt đóng gói luôn sẵn trên các bàn làm việc của nhân viên văn phòng, và rất nhiều hàng quán ăn sẵn càng ngày càng đông nghịt vào các giờ ăn tối.

Ý nghĩa của bữa ăn gia đình
Bữa cơm cùng nhau không đơn thuần chỉ là nạp năng lượng cho cơ thể mà ý nghĩa sâu xa hơn là tạo ra sự thư giãn và gắn kết cho cả gia đình. Trong khảo sát mới đây của Webtretho dành cho thành viên, có đến 91% thành viên tham gia cho biết họ thường xuyên dùng bữa cùng gia đình tại nhà – một con số thuyết phục cho một nếp sinh hoạt tốt đẹp của gia đình Việt Nam.
Dưới đây là một vài gợi ý nhỏ để gây cảm hứng cho bữa cơm gia đình:


1. Trẻ con có thể học cách yêu thích các món rau củ
Một cuộc khảo sát vào năm 2000 cho thấy rằng những trẻ từ 9 – 14 tuổi thường xuyên ăn tối với gia đình có xu hướng ăn nhiều trái cây, rau củ và ít tiêu thụ các loại nước có ga và các đồ chiên rán. Chế độ ăn uống của các trẻ này cũng có nhiều chất dinh dưỡng chính hơn như canxi, sắt và chất xơ. Các bữa tối gia đình thường cung cấp các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe. 
2. Bữa tối cùng gia đình là lúc trẻ học ăn những món ăn mới
Các bậc cha mẹ nên có trách nhiệm giới thiệu các món ăn mới cho con mình bởi ban đầu trẻ cần một ít hướng dẫn trong việc lựa chọn những thứ tốt cho sức khỏe. Một bữa cơm gia đình là cơ hội tuyệt vời để cha mẹ giới thiệu đến con cái các món ăn khác nhau và gia tăng khẩu vị của chúng. Rất có thể một đứa bé 6 tuổi bỗng nhiên sẽ thấy thích ăn bắp cải dù trước đó bé không hề hứng thú với món này
Trong cuộc nghiên cứu vào năm 2003 đăng trên Tạp chí Dinh Dưỡng ở châu Âu, các trẻ khảo sát được giới thiệu về lợi ích của ớt chuông, được cho ăn một ít ớt chuông đỏ và đánh giá xem chúng thích nó như thế nào trong vòng 8 ngày. Những ngày sau đó, các bé được cho phép ăn ớt chuông theo mức mà chúng thích và được đề nghị đánh giá về món ớt chuông ấy… từ đó các bé có xu hướng tự giác ăn uống thay vì thúc ép.
3. Bạn có thể kiểm soát khẩu phần ăn
Đồng ý rằng đi ăn ngoài có thể rất tiện lợi nhưng số lượng calories trong các khẩu phần ăn của nhà hàng cũng càng ngày càng tăng thêm! Trung bình một bữa ăn tại hàng quán bên ngoài có nhiều 60% số lượng calories hơn so với một bữa ăn tại nhà. Các nghiên cứu cho thấy rằng trước một bàn ê hề thức ăn, chúng ta thường ăn nhiều hơn, và đây cũng là lý do dẫn đến sự gia tăng kích cỡ của vòng eo.

Được cùng ăn với bố mẹ, trẻ dễ hạnh phúc hơn (Ảnh: Inmagine)

4. Các bữa ăn lành mạnh có thể giúp trẻ hạnh phúc
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các trẻ  thường xuyên ăn cùng với gia đình sẽ ít khả năng gặp các chứng trầm cảm, tự sát hoặc mắc phải chứng rối loại ăn uống. Các trẻ này cũng không quan tâm đến chuyện tình dục quá sớm và thường được cha mẹ tự hào. Khi trẻ em cảm thấy buồn chán và suy sụp, thì bữa cơm tối cùng gia đình có thể như một sự can thiệp đúng lúc.
Điều này đặc biệt đúng cho các trường hợp rối loạn về ăn uống, tiến sĩ Dianne Neumark-Sztainer – giáo sư khoa Sức khỏe cộng đồng tại Đại Học Minnesota – người đã nghiên cứu về tầm ảnh hưởng của các mô hình bữa cơm gia đình trên thanh thiếu niên, cho biết. “Nếu một đứa trẻ được ăn với cha mẹ thường xuyên, các vấn đề sẽ được phát hiện sớm hơn.”
5. Bữa cơm gia đình giúp trẻ “nói không” với thói xấu
Ăn tối cùng gia đình ít nhất 5 lần / tuần làm giảm đáng kể tình trạng hút thuốc, uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích ở trẻ vị thành niên. Những trẻ vị thành niên ăn với gia đình ít hơn 3 lần / tuần sẽ có khả năng lạm dụng dược phẩm và sử dụng các loại chất gây nghiện cao gấp 3,5 lần, nguy cơ hút thuốc lá gấp 2,5 lần, và khả năng đụng đến các loại nước có cồn là gấp 1,5 lần.
“Trong khi sự lạm dụng các chất gây nghiện có thể phá hủy bất cứ gia đình nào, bất kể sắc tộc, giàu nghèo, độ tuổi, hoặc giới tính nào thì sự quan tâm chia sẻ và nuôi dưỡng của gia đình tại bữa cơm gia đình cũng đều là hình thức rất đơn giản và hiệu quả để ngăn chặn điều đó,” Elizabeth Planet, một trong những nhà nghiên cứu của báo cáo trên, đồng thời cũng là phó chủ tịch của trung tâm và là người trực tiếp điều hành các dự án đặc biệt, bày tỏ quan điểm của mình.
6. Thức ăn ngon hơn, kết quả học tập tốt hơn
Trong nhóm trẻ vị thành niên ăn tối cùng gia đình ít hơn 3 lần một tuần, 20% đạt điểm trung bình hoặc thấp hơn trong các phiếu báo điểm; trong khi chỉ 9% trẻ vị thành niên ăn cơm thường xuyên cùng gia đình mới đạt số điểm thấp này trong trường. Các bữa cơm cùng gia đình tạo cho trẻ cơ hội để trò chuyện cùng người lớn, cũng như nhận thức được cách mà các người lớn trao đổi từ ngữ với nhau, điều này có thể giải thích được vì sao giờ cơm tối trong gia đình thường được cho là có thể giúp trẻ xây dựng và mở rộng vốn từ của mình. 

Nấu một bữa ngon, được mọi người khen ngợi, dường như bao nhiêu stress đều tan biến (Ảnh: Inmagine)

7. Bữa tối có thể giải tỏa các cơn stress
Tin hay không tùy bạn, nhưng nếu bạn có một công việc tương đối bận rộn, thì việc sắp xếp thời gian để ăn cùng gia đình có thể giúp bạn bớt cảm thấy stress hơn. Năm 2008, các nhà nghiên cứu tại Đại học Brigham Young tiến hành một cuộc khảo sát với các nhân viên của IBM và nhận thấy rằng việc ngồi xuống dùng bữa với gia đình giúp các nhân viên nữ có con giảm bớt được căng thẳng và sức ép từ những giờ dài làm việc trong văn phòng. (Điều thú vị là kết quả của các ông bố thì không được công khai. Và một điều mà cuộc nghiên cứu đã quên xem xét đến là những cơn stress khi phải gấp rút chạy ào ra khỏi văn phòng, đón con về rồi đến các công đoạn chuẩn bị chế biến món ăn, dọn lên bàn rồi dọn rửa…)
8. Tiết kiệm chi phí
Trong xã hội hiện đại, khi đi ăn tiệm, bao giờ bạn cũng phải trả thêm các chi phí không cần thiết và rất đắt đỏ. Vậy nên bữa cơm gia đình là một lựa chọn tối ưu và đáng duy trì. Dưới bàn tay đảm đang của các bà nội trợ, bữa cơm của gia đình dù không nhiều các món cầu kỳ nhưng hoàn toàn có thể cung cấp nhiều chất bổ dưỡng với chi phí kinh tế nhất.
www.webtretho.com








Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2012

10 thói quen ăn uống tốt cho sức khỏe

Dưới đây là 10 thói quen ăn uống tốt cho sức khỏe của bạn.
1. Uống 2 cốc nước trước khi ăn

Uống 2 cốc nước trước khi ăn vừa giúp cơ thể bạn luôn trong trạng thái "cân bằng nước" vừa có thể kiểm soát lượng thức ăn.
  

Nghiên cứu của các nhà khoa học Hà Lan còn cho thấy uống 2 cốc nước trước khi ăn có thể giảm cảm giác đói, từ đó có tác dụng giảm béo.
2. Cho cà phê vào sữa

Bạn phải chú ý là "cho cà phê vào sữa", không phải là "cho sữa vào cà phê". 

Đầu tiên, bạn rót sữa đầy cốc và uống hết 1/5, sau đó đổ cà phê vào cho đầy cốc. Như thế, bạn sẽ hấp thụ 25% vitamin D và 30% canxi cần thiết cho cơ thể trong một ngày.



3. Ăn hành tây



Trong hành tây có rất nhiều chất flavonoid có lợi cho tim. Theo giới chuyên gia, bạn nên ăn hành tây khi ăn các thực phẩm không mấy có lợi cho sức khỏe như thịt nướng.
4. Uống vitamin tổng hợp sau khi ăn sáng

Nghiên cứu cho thấy, bổ sung vitamin tổng hợp phù hợp rất có lợi cho sức khỏe. Vậy, tại sao bạn không uống vitamin tổng hợp sau khi ăn sáng? Vừa có thể cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho một ngày làm việc mệt nhọc vừa không tạo gánh nặng cho thận.

5. Ngâm chè đỏ trong nước đun sôi để nguội

Nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Mỹ cho thấy, chè đỏ chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn cả rau hoặc cà rốt. Chè đỏ có thể giúp bạn tránh xa nếp nhăn và bệnh ung thư.



Nước đun sôi để nguội có thể hòa tan các chất có lợi trong chè mà không phá hủy chúng. Việc bạn cần làm chỉ là chờ đợi trong giây lát.

6. Bữa phụ lúc 15h

Bổ sung dinh dưỡng giữa bữa trưa và bữa tối sẽ giúp bạn dễ dàng vượt qua thời gian vất vả nhất trong một ngày. Sữa chua, hoa quả, bánh quy, ... đều là lựa chọn rất tuyệt vời.

7. Uống đủ nước

Nhiều khi công việc bận rộn khiến lúc khát khô cổ mới nhớ nước. Đây là thói quen có hại cho cơ thể. Do đó, ngay từ bây giờ, bạn nên có thói quen đặt một bình nước 1,5 lit ở nơi làm việc, quy định uống hết nước khi tan ca.



8. Mua hoa quả sẫm màu






Hoa quả có vỏ sẫm thường có nhiều chất chống oxy hóa, rất tốt cho sức khỏe. 

9. Rửa thịt bằng nước nóng

Rửa thịt bằng nước nóng có thể làm giảm một nửa lượng mỡ.

10. Uống nhiều nước sau khi ăn thức ăn nhanh

Nhiệt lượng và muối trong thức ăn nhanh thường vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Uống nhiều nước sau khi ăn thức ăn nhanh sẽ giúp bạn hòa loãng nồng độ muối trong cơ thể và phòng bệnh cao huyết áp.
                                                                                                                          (Theo Xinhuanet)
    

Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012

Top thực phẩm bổ dưỡng cho não bộ trẻ em

Một số thực phẩm 'bổ não' có thể kích thích sự phát triển của cơ quan này, giúp cải thiện trí nhớ và khả năng tập trung của bé.



1. Cá hồi
Những loại cá giàu chất béo như cá hồi cung cấp các chất béo omega-3, DHA và EPA – thành phần quan trọng cho sự tăng trưởng và hoạt động của não. Những nghiên cứu gần đây cho thấy, những bé được nhiều axit béo này trong chế độ ăn có trí nhớ sắc sảo hơn và hoàn thành các bài kiểm tra trí tuệ tốt hơn.

2. Trứng
Việc cung cấp cho cơ thể các thực phẩm không bổ dưỡng sẽ có hại cho não. Các chuyên gia dinh dưỡng của Hội Dinh dưỡng Hoa kỳ (ADA) cho hay.  Theo các chuyên gia này, não rất “ham ăn”. Nó là bộ phận đầu tiên của cơ thể được tiếp nhận các chất dinh dưỡng từ thực phẩm mà ta ăn vào. Trứng cung cấp nhiều protein. Lòng đỏ trứng rất giàu thành phần choline, giúp củng cố trí nhớ.

3. Lạc
Lạc và bơ lạc cung cấp nhiều vitamine E (chất chống ôxy hóa tiềm năng, giúp bảo vệ màng tế bào thần kinh) và thiamin (thúc đẩy quá trình sử dụng glucose sản sinh năng lượng ở não).


4. Hạt nguyên cám

Não cần được cung cấp glucose một cách liên tục và hạt nguyên cám rất giàu thành phần này. Thành phần chất xơ của nó giúp điều hòa việc đưa glucose vào cơ thể. Hạt nguyên cám cũng là nguồn cung cấp các vitamin nhóm B, nuôi dưỡng hệ thần kinh khỏe mạnh.


5. Yến mạch (oats)
Yến mạch là dạng ngũ cốc ăn sáng của bé. Nó cung cấp nguồn năng lượng tốt cho não bộ, thứ mà các bé cần có ngay vào buổi sáng. Yến mạch giàu chất xơ, giúp não bộ của bé "no nê" cả sáng khi ở trường. Đó cũng là nguồn cung cấp vitamin E, A, kali và kẽm, giúp cơ thể và não hoạt động hết công suất.


6. Các loại quả nhóm dâu (dâu tây, anh đào, mâm xôi…)
Quả càng sẫm màu càng giàu chất dinh dưỡng. Các loại quả nhóm này giàu chất chống ôxy hóa, nhất là vitamin C, giúp ngăn ngừa ung thư. Nghiên cứu cho thấy, chiết xuất từ quả việt quất (blueberries) và dâu tây giúp cải thiện trí nhớ. Hạt các quả này cũng chứa omega 3.
7. Các loại đậu hạt
Nhóm thực phẩm rất đặc biệt, giàu đạm, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Đó là thực phẩm lý tưởng cho não. Nếu được ăn vào bữa trưa, chúng sẽ giúp bé nhanh nhẹn và tập trung trong cả buổi chiều.
8. Thực phẩm nhiều màu

Cà chua, khoai lang, bí ngô, carrot, rau chân vịt, các loại rau có màu sắc đậm là nguồn tốt nhất cung cấp chất chống ôxy hóa, giữ cho tế bào não khỏe mạnh.

9. Sữa và sữa chua
Các chế phẩm sữa giàu đạm và vitamin B, cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của tổ chức não, chất trung gian thần kinh và enzyme. Chúng cũng cung cấp nhiều carbonhydrat, nguồn cung cấp năng lượng dồi dào cho não. Sữa cũng giàu vitamin D. Nghiên cứu gần đây cho thấy, bé nhũ nhi và thiếu niên tuổi dậy thì cần lượng vitamin D cao gấp 10 lần con số được khuyến cáo. Vitamin này tốt cho hệ thần kinh cơ và chu kỳ sống nói chung của tế bào con người.
10. Thịt bò nạc (hoặc các loại thịt khác)

Sắt là khoáng chất thiết yếu giúp bé nhanh nhẹn và tập trung ở trường học. Thịt bò nạc là nguồn hấp thu sắt lý tưởng của cơ thể. Chỉ cần 30g thịt bò mỗi ngày là đủ để cơ thể hấp thu nguồn sắt từ các thực phẩm khác. Thịt bò cũng giàu kẽm, giúp cải thiện trí nhớ.
 
                                                                                                                                                                                (Theo Mẹ&bé).





10 thực phẩm cải thiện sức khỏe cho gia đình bạn

TPO -Những loại thực phẩm dưới đây sẽ giúp cải thiện và duy trì sức khỏe tốt cho cả gia đình.

1. Cá hồi chấm hồng
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cá hồi chấm hồng có hàm lượng thủy ngân thấp hơn cá hồi bình thường. Ngoài ra, trong cá hồi chấm hồng còn chứa lượng lớn axit béo Omega-3, rất cần thiết cho sự phát triển của não bộ, giúp phòng tránh các bệnh như hen suyễn, đãng trí và mất trí nhớ… Vì vậy, các chuyên gia khuyên mỗi người nên ăn khoảng 232g cá mỗi tuần. Riêng với các bé, món cá hồi nên được nướng hoặc ăn kèm với nước sốt để giảm tối đa mùi tanh của cá.
2. Đường mật

Không giống hầu hết những loại đường khác, đường mật có chứa cả Canxi, Ma-giê, Đồng và Man-gan, giúp hình thành xương và có tác dụng tốt đối với quá trình trao đổi chất. Một thìa đường mật chứa một lượng sắt tương đương với lượng sắt có trong 29g thịt đỏ. Các mẹ có thể sử dụng đường mật trong các món nướng hay các món chế biến từ thịt gia cầm để tăng thêm hương vị ngon ngọt.
3. Quả chà là
Chà là là loại quả chứa nguồn sắt rất dồi dào. Không chỉ thế, chà là còn là một nguyên liệu rất phù hợp với món salad. Các mẹ có thể thêm vào món salad thịt gà một chút quả chà là thái sợi để tăng thêm hương vị. Mẹ cũng có thể dùng quả chà là (bỏ hạt), trộn cùng kem phô mai để làm món tráng miệng ngon bổ cho bé yêu.
4. Cà tím


Cà tím là một trong những thực phẩm chứa khá nhiều dinh dưỡng. Mặc dù trong cà tím có tới 92% là nước nhưng chúng vẫn cung cấp một lượng chất xơ và chất dinh dưỡng từ thực vật nhất định, có lợi ích chống oxi hóa. Mẹ có thể làm món pizza cà tím với nước sốt cà chua và chút ít phô mai cho cả gia đình lót dạ trước bữa cơm tối.
5. Đậu
Đậu không chỉ là thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng mà còn là nguyên liệu để chế biến rất nhiều món ăn ngon như như đậu xào, salad đậu mỳ ống… Mẹ cũng có thể xay nhuyễn đậu thành kem và dùng để phết lên bánh mì ăn sáng cho bé. Trong đậu có nhiều Protein, sắt và chất xơ, rất tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe của cả gia đình.
6. Củ đậu


Củ đậu giòn, nhiều nước và có vị ngọt dịu như táo hoặc lệ. Tuy nhiên trong củ đậu lại có nhiều chất xơ, vitamin C và Kali, rất tốt cho sức khỏe của cả gia đình. Củ đậu có thể ăn sống, ăn kèm với muối ớt hoặc chế biến thành món xào thanh đạm cho cả nhà.
7. Tỏi tây

Tỏi tây không chỉ là một loại rau gia vị thơm ngon mà còn chứa hàm lượng Allicin cao, có tác dụng diệt được một số loại vi khuẩn như tả, lỵ, thương hạn… Tỏi tây có mùi nồng nên các mẹ sẽ phải chế biến thật khéo để cả nhà quen miệng với hương vị này. Các mẹ có thể thử thêm tỏi tây vào món khoai tây nghiền hoặc tráng cùng trứng để tăng cường hương vị cho món ăn.
8. Đậu bắp



8. Đậu bắp
Đậu bắp là thực phẩm cung cấp cho cơ thể nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin C, vitamin K, Canxi, Folate và Man-gan. Những xiên đậu bắp nướng không chỉ thơm ngon mà còn làm bữa cơm mùa đông của cả nhà thêm ấm áp.
9. Ớt vàng
Ớt chuông vàng là loại thực phẩm cung cấp nhiều vitamin C hơn cả những loại trái cây họ nhà cam quýt. Vì vậy, mẹ có thể thêm ớt vàng vào các món ăn hàng ngày để vừa tăng cường hương vị, màu sắc cho món ăn vừa cung cấp thêm vitamin C cho cả gia đình.
10. Bí xanh


Trong quả bí xanh có rất nhiều chất dinh dưỡng như chất xơ, Man-gan, vitamin C, Ma-giê, tiền vitamin A, Kali, đồng, Folate và vitamin B2… Các mẹ có thể chế biến bí xanh bằng cách nướng với giấm thơm hoặc làm nước sốt. Ngoài ra, bí xanh cũng có thể được dùng thay thế cho khoai tây trong món bánh kếp.



Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012

Thực phẩm đông lạnh



Thực phẩm đông lạnh là giải pháp tuyệt vời cho các bà nội trợ có quỹ thời gian eo hẹp. Tuy nhiên, nếu không có những hiểu biết trong quá trình sử dụng, loại thực phẩm này có thể gây tác hại cho sức khoẻ con người.

Dưới đây là 5 câu hỏi thường gặp khi sử dụng loại thực phẩm này:
1. Thực phẩm đông lạnh vẫn giữ nguyên hương vị và giá trị dinh dưỡng?
   ĐÚNG. Thực phẩm đông lạnh thường được bảo quản ở nhiệt độ âm 18OC. Ở nhiệt độ này, các loại vitamin, lipide và protein vẫn được giữ nguyên giá trị của nó. Đối với thịt đông lạnh, chất lượng tỷ lệ nghịch với phần trăm nước không đóng băng. Lượng nước không đóng băng càng nhỏ, chất lượng thịt càng cao. Ở nhiệt độ âm 18OC còn khoảng 10% nước trong thịt chưa đóng băng.

Rau và một số loại hoa quả phải được xử lý để đảm bảo chất lượng khi đông lạnh. Bao bì dùng cho sản phẩm đông lạnh phải hoàn toàn kín, bền chắc để đảm bảo lipide không bị ôxy hoá. Những sản phẩm nhạy cảm với ánh sáng phải được bảo quản trong túi màu đục. Nếu bao bì đảm bảo, các điều kiện vệ sinh và quy trình chế biến tốt thì giá trị dinh dưỡng hoàn toàn đảm bảo.

2. Độ lạnh sẽ làm cho vi khuẩn không thâm nhập vào thực phẩm?
ĐÚNG. Vi khuẩn và vi sinh vật bị ức chế ở nhiệt độ lạnh, đặc biệt khi thành phần nước trong thực phẩm kết đông lại, chúng ngừng phát triển, thậm chí còn bị tiêu diệt một phần. Khi nhiệt độ tăng lên, các mầm vi khuẩn sẽ thức dậy và nhanh chóng sinh sôi nảy nở.

Chính vì vậy, thực phẩm đông lạnh luôn  phải giữ ở khoảng âm 18OC từ nhà máy chế biến đến tận tay người nội trợ trong một dây chuyền: làm lạnh - kết đông - kho lạnh bảo quản - ô tô lạnh, tàu lạnh - kho lạnh trung chuyển – kho lạnh phân phối - tủ lạnh gia đình. Thực phẩm đông lạnh sau khi rã đông phải được chế biến hoặc ăn ngay, không đông lạnh lại khi chưa được nấu chín.

 3. Mọi sản phẩm đều có thể bảo quản đông lạnh lâu như nhau?
SAI. Thời gian bảo quản thực phẩm đông lạnh phụ thuộc vào thành phần, phương pháp kết đông, quy trình công nghệ và bao bì. Về thành phần như mỡ, lipide, protit... các loại thịt càng ít mỡ càng giữ được lâu: thịt bò lâu gấp 2 đến 3 lần thịt lợn, thịt kết đông nhanh bảo quản lâu hơn kết đông chậm.  Ở nhiệt đô âm 18OC có thể giữ thịt bò khoảng 2,5 năm, thịt lợn nạc 1 năm, thịt mỡ 8 tháng, gia cầm 7 đến 8 tháng, cá 3 đến 4 tháng, bánh kẹo từ 1 đến 6 tháng. Muốn bảo quản lâu hơn phải giảm nhiệt độ bảo quản xuống thấp hơn nữa.
4. Kết đông chậm và kết đông nhanh đều có cùng ưu điểm?
SAI. Trong công nghệ lạnh đông thực phẩm có một công đoạn kết đông xuống âm 18OC. Kết đông chậm, các tinh thể đá hình thành trong quá trình kết đông có kích thước lớn, xé rách màng tế bào. Khi rã đông để nấu, một phần dịch tế bào bị tổn thất do chảy qua màng tế bào làm cho chất lượng bị giảm.

Tuy nhiên nếu là thịt trâu, thịt gà già kết đông chậm thì lại làm cho thịt đỡ dai, mềm và ngon hơn. Kết đông nhanh và cực nhanh, tinh thể đá mịn hơn, dịch tế bào được bảo quản tốt hơn nên chất lượng sản phẩm tốt hơn. Kết đông nhanh chỉ có thể thực hiện trên máy kết đông ở nhà máy, còn ở ngăn đông của tủ lạnh gia đình thì kết đông chậm hơn.

5. Cần phải rã đông thực phẩm thật nhanh?

ĐÚNG. Rã đông là quá trình ngược của kết đông, đưa thực phẩm trở lại trạng thái ban đầu vốn có của nó. Rã đông nhanh ngăn chặn được sự thâm nhập và phát triển của vi khuẩn, hạn chế tổn thất dịch bào và khối lượng sản phẩm đến mức thấp nhất.

Một miếng thịt rã đông xong để ở nhiệt độ 20OC trong vài giờ có thể có tới 10 tỷ mầm vi khuẩn/1gam thịt. Ăn miếng thịt này có thể nguy hiểm. Để hạn chế tối đa việc mất các vitamin cũng như dịch bào, chất lượng và hương vị, tốt nhất nên chế biến ngay sau khi rã đông.

Có thể sử dụng lò vi sóng để rã đông. Tốt nhất nên rã đông bằng cách cho vào ngăn lạnh của tủ lạnh, sau một ngày lấy ra sử dụng, vừa tiết kiệm điện chạy tủ lạnh vừa duy trì nhiệt độ lạnh cho sản phẩm, tránh sự xâm nhập của vi khuẩn.